Những Loại Mụn Trên Mặt Và Nguyên Nhân Nổi Mụn

Những Loại Mụn Trên Mặt Và Nguyên Nhân Nổi Mụn

Mụn là bệnh lý da liễu có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Mụn là những nốt nổi cộm trên da, có kích thước khác nhau, và thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, cổ, ngực, mông và bộ phận sinh dục,... Các nốt mụn có thể thuộc tình trạng nhẹ (không gây đau), tình trạng trung bình (sưng tấy, viêm đỏ) hoặc tình trạng nặng (rất đau nhức, có bọc mủ bên trong kèm lây lan đỏ ra các vùng xung quanh). 

Để trị dứt điểm mụn thì phải đi từ nguyên nhân gây ra mụn. Các sản phẩm thuốc bôi, kem bôi, gel chấm mụn là các sản phẩm hỗ trợ để giảm tình trạng cấp tính của mụn tức thời. Còn để không bị tái phát thì chúng ta nên hiểu cội nguồn của việc da chúng ta có mụn là do đâu để giải quyết đúng chỗ nha các bạn..

Khi bị mụn thì đầu tiên nên điều trị cấp tính cho giảm các nốt mụn, sau đó các bạn kiểm tra  lại bằng phương pháp loại trừ xem nguyên nhân mụn trên mặt bạn là do đâu. Từ đó mới có hướng xử lý dứt điểm cho mụn không tái phát nữa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại mụn thông dụng và nguyên nhân tại sao lại có loại mụn đó, để các bạn nhanh chóng bye bye loại mụn đó nha. 

1. Mụn ẩn:

- Mọc ở sâu dưới nang lông, không gây viêm sưng, không đau nhức.

- Thường mọc ở vùng trán, hai bên má và dưới cằm.

- Sờ thấy sần sùi, cục nhỏ ở dưới da.

Nguyên nhân phổ biến:

- Do thay đổi nội tiết tố: nhiều chị em đến gần kỳ đèn đỏ là cũng hay có mụn ẩn.

xuất hiện.

- Vệ sinh da chưa đúng cách. Nhiều khi mắt thường không nhìn thấy nhưng các chất bẩn vẫn còn bám và tắc ở da nên da bị bí, cặn mỹ phẩm hoặc bụi còn trong da nên gây ra mụn ẩn.

- Dùng mỹ phẩm kém chất lượng: sẽ khiến da kích ứng

- Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ chưa khoa học nên một số chức năng thải độc của

cơ thể bị suy yếu dẫn tới mụn ẩn xuất hiện.

2. Mụn cám (mụn đầu trắng)

- Là mụn nhỏ hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn kèm với bã nhờn và bụi

bẩn.

- Mụn cám thuộc thể nhẹ của mụn trứng cá.

Nguyên nhân phổ biến:

- Tích tụ tế bào da chết.

- Tăng tiết bã nhờn nhiều quá mức: có thể do ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng hoặc

do vệ sinh da chưa đúng cách, làm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ.

3. Mụn trứng cá

- Là những nốt sưng đỏ như những khối u trên bề mặt da. Mụn chứa đầy dịch mủ,

gây đau nhức, khó chịu.

- Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, vi khuẩn xâm nhập vào gây ra tình trạng mụn.

Nguyên nhân phổ biến:

- Do rối loạn hormone làm kích thích tuyến bã nhờn.

- Di truyền: nếu trong gia đình có cha mẹ bị mụn trứng cá thì khả năng cao con cái

cũng sẽ có mụn trứng cá.

- Môi trường và vệ sinh: nếu tiếp xúc môi trường nắng nóng, khói bụi nhiều, gây tắc

nghẽn da trong thời gian dài, cộng thêm việc vệ sinh da chưa đúng cách hoặc chưa sạch

sâu sẽ gây ra mụn trứng cá.

- Do vết xước trên da nhưng không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

4. Mụn đầu đen

- Mụn đầu đen chính là mụn trứng cá không viêm, nhân mụn được đẩy hở ra ngoài, khi

tiếp xúc với không khí thì bị oxy hóa nên chuyển sang màu đen.

Nguyên nhân phổ biến:

- Bã nhờn và tế bào chết xuất bị tích tụ trong lỗ chân lông.

5. Mụn bọc

- Các nốt mụn nhỏ sưng đỏ, kích thước mụn tăng dần.

- Vùng da quanh nốt mụn có màu đỏ, cảm giác nóng và ngứa quanh vùng nốt mụn.

- Bên trong mụn chứa mủ.

- Mụn dễ vỡ: vô tình tay chạm hoặc mụn có thể tự vỡ và chảy dịch ra ngoài gây

viêm nhiễm những vùng lân cận.

Nguyên nhân phổ biến:

- Rối loạn chức năng bài tiết: khi gan và thận bị rối loạn chức năng, làm cho việc

thải độc qua hai cơ quan này kém đi; vì vậy, chức năng bài tiết qua tuyến bã nhờn

hoạt động mạnh mẽ hơn và dễ tích tụ vi khuẩn gây ra mụn.

- Viêm nang lông, lông mọc ngược cũng là nguyên nhân gây mụn bọc.

- Yếu tố di truyền.

- Những người da dầu, lỗ chân lông to thường có nhiều khả năng bị mụn hơn các

tình trạng da khác.

6. Mụn đinh râu

- Là một dạng của mụn nhọt có độc, gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus

aureus (tụ cầu) hoặc một số loại vi khuẩn và nấm khác.

- Mụn mới xuất hiện là vết sưng, sau có mủ và ngòi đen như đầu đinh.

- Nốt mụn to, sưng và đỏ, cảm giác nóng ở nốt mụn.

- Một vài trường hợp mụn đinh râu gây ra những cơn sốt, ớn lạnh và dễ để lại sẹo.

Nguyên nhân phổ biến:

- Nhiễm trùng da trong trường hợp da có tổn thương như nặn mụn, cào xước mụn, cạo

râu, xăm hình…

- Suy giảm khả năng miễn dịch - hệ miễn dịch suy yếu vì bất kỳ lý do gì cũng sẽ khiến

cơ thể dễ nổi mụn.

- Lây nhiễm vi khuẩn thông qua việc dùng chung đồ dùng với người khác như khăn trải

giường, khăn tắm, quần áo...

- Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra mụn đinh

râu.

7. Mụn  thịt/ mụn gạo/ mụn đá

- Các nốt nhỏ xuất hiện trên da nhưng không có nhân mụn, chúng là những u

nang lành tính, chứa đầy chất sừng và hình thành ngay dưới da.

- Không gây ra đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe.

- Các nốt mụn không tự mất đi, vì không có nhân mụn nên không thể nặn mụn.

Nguyên nhân phổ biến:

- Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy mụn gạo có khả năng di truyền, nên nếu cha mẹ từng bị mụn gạo thì nguy cơ con cái bị mụn tương đối cao.

- Do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau dẫn đến cơ thể rối loạn hệ thống

sắc tố Collagen. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển

Syringomas và hình thành các nốt thịt thừa nổi trên da.

- Bảo vệ da chưa tốt: Nếu vùng da quanh mắt thường xuyên phải tiếp xúc với tia

UV, bụi bẩn… mà không được che chắn, bảo vệ và chăm sóc kĩ càng thì rất dễ bị mụn thịt.

 

Bài trước Bài sau