Da Dầu Có Nên Sử Dụng Kem Dưỡng Ẩm Được Không?

Da Dầu Có Nên Sử Dụng Kem Dưỡng Ẩm Được Không?

Da dầu bản chất là một làn da thiếu nước! Nghe rất lạ phải không nào? Đối với da dầu, lượng dầu nhờn tiết ra nhiều hơn bình thường, đặc biệt ở vùng chữ T và hai bên má, do các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức nhằm cung cấp thêm độ ẩm cho làn da đang bị thiếu nước. Do đó, da dầu cũng cần sử dụng kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô da và và bong tróc da do thiếu độ ẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn bạn cần lưu ý nhiều vấn đề hơn. Hãy cùng Dr.PONG tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé!

Xác định rõ phải da dầu hay không? 

Xác định rõ xem da bạn có phải đang thuộc tuýp da dầu hay không qua những dấu hiệu sau đây:

  • Toàn bộ khuôn mặt sẽ bị bóng và nhiều dầu.

  • Phổ biến nhất của da dầu chính là lỗ chân lông sẽ to hơn so với những loại da khác.

  • Dầu thường tập trung ở vùng cánh mũi và da thường xuyên nổi mụn trứng cá và mụn bọc.

Bạn có thể kiểm chứng rõ hơn với giấy thấm dầu bằng cách thấm vào vùng chữ T trên gương mặt. Nếu giấy thấm dầu thấm được lượng dầu lớn thì chắc chắn bạn thuộc tuýp da dầu rồi.

Bạn cũng đừng quá lo ngại vì mình thuộc tuýp da dầu, đây là loại da phổ biến của người Châu Á do ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu nóng quanh năm.

Da Dầu Có Sử Dụng Kem Dưỡng Ẩm Được Không?

Như đã đề cập ở trên, da dầu mụn vẫn nên sử dụng kem dưỡng ẩm như những loại da khác. Tuy nhiên, khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Một số hoạt chất nên có trong sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu

Đất sét: nói đến sản phẩm có độ kiềm dầu tốt không thể không nhắc đến đất sét Kaolin và Bentonite. Hai loại này khi kết hợp cùng nhau sẽ  tạo nên độ căng mịn, kiểm soát bã nhờn và mờ thâm cho da.

Dimethicone: đây là hợp chất giúp cho da khỏe mạnh nhưng vẫn giữ được độ khô ráo, không gây nhờn dầu quá mức sau khi sử dụng.

Acid glycolic: là hoạt chất thường thấy trong các dòng kem dưỡng ẩm không dầu với công dụng giảm lượng dầu bài tiết ra và hạn chế được việc tắc nghẽn lỗ chân lông.

Acid Hyaluronic: giúp thúc đẩy khả năng dưỡng ẩm cực mạnh và đem lại cảm giác nhẹ nhàng cho da dầu.

Niacinamide: là lớp hàng rào bảo vệ da, hấp thụ bã nhờn và tăng cường sản sinh collagen tái tạo lại những vùng da bị tổn thương.

Acid Salicylic: có công dụng đi sâu vào lỗ chân lông để hút sạch đi những lớp dầu thừa và bã nhờn, giúp lỗ chân lông thông thoáng và nhỏ hơn. 

 

Với serum 711  chứa công thức dịu nhẹ cho da dầu mụn của Dr.PONG có đủ hoạt chất: Niacinamide , Glycolic acid, … sẽ hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông và cấp ẩm cho làn da dầu của bạn.

Một số hoạt chất nên tránh trong kem dưỡng ẩm cho da dầu

Kem dưỡng ẩm có gốc dầu: da dầu sẽ tiết ra nhiều dầu nên khi sử dụng dòng kem dưỡng ẩm có gốc dầu sẽ cấp thêm một lượng dầu cho da. Đây là dòng kem dưỡng ẩm cho da khô và có chứa lanolin, dầu khoáng hoặc Vitamin E và hoàn toàn không phù hợp cho làn da dầu.

Sản phẩm có chứa các chất nút nặng: chất nút là thành phần giữ độ ẩm cho da nên chỉ phù hợp với những là da khô. Bạn cần loại bỏ những hoạt chất sau đây khi lựa chọn kem dưỡng ẩm da dầu như: petrolatum, paraffin hoặc collage, và thay thế chúng bằng những hoạt chất làm mềm da với ưu điểm nhẹ nhàng và khoá độ ẩm da tương tự như chất nút. 

Những lưu ý khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn

Thời điểm thích hợp nhất để thoa kem dưỡng ẩm là khi vừa tắm hoặc vừa rửa mặt xong. Đây là thời điểm vàng để kem dưỡng ẩm thẩm thấu tốt nhất khi da đang ở trạng thái ẩm.

Chú ý thoa kem vào những vùng trán gần chân tóc và mang tai, không nên tán kem từ giữa mặt ra hai bên vì sẽ khiến cho lớp kem bị ứ lại gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và dễ hình thành mụn.

Thực hiện thêm phương pháp massage với kem dưỡng ẩm để da hấp thụ tốt hoạt chất và tươi sáng hơn.

Da dầu mụn vẫn có an tâm sử dụng kem dưỡng ẩm, chỉ cần các bạn thực hiện đúng theo những chỉ dẫn từ Dr.PONG đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng da một cách hiệu quả nhất. 

 

 

 

 

Bài trước Bài sau