a
a
Mụn là những nốt nổi cộm trên da vừa gây khó chịu vừa khiến chúng ta mất đi sự tự tin. Nhưng đừng lo, Dr.PONG sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình lấy lại sự tự tin vốn có và giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại mụn và nguyên nhân gây ra chúng. Khi đã nắm rõ những “thủ phạm” đáng ghét thì việc chăm sóc da không còn là khó khăn!
Mụn cám hay thường được gọi mụn đầu trắng, là những đốm nhỏ li ti xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn và bụi bẩn. Mụn cám là một loại mụn thuộc thể nhẹ của mụn trứng cá và nằm trong nhóm mụn không nhân.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn cám chính là do quá trình sừng hoá gặp vấn đề, khiến tế bào chết trên da không được loại bỏ hình thành sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, tình trạng tăng tiết bã nhờn khi rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc do rối loạn nội tiết tố cũng là yếu tố thúc đẩy mụn cám hình thành.
Các tác nhân bên ngoài như: môi trường khói bụi; ô nhiễm, khí hậu nóng ẩm đặc trưng của khu vực Đông Nam Á… cùng với việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da chưa phù hợp cũng khiến làn da phải liên tục tiết dầu, từ đó lỗ chân lông bị bít tắc, gây nên tình trạng mụn cám lan rộng.
Mụn trứng cá là những nốt mụn sưng đỏ, chứa nhiều dịch mủ, gây đau nhức và tạo cảm giác khó chịu trên da. Khi bị mụn trứng cá, bạn nên hạn chế sờ tay hay nặn mụn, điều này có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí để lại sẹo.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá cũng khá giống với mụn ẩn. Mụn trứng cá sản sinh cũng là do sự thay đổi của nội tiết tố, hoặc do vệ sinh, chăm sóc cho da chưa đúng cách. Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc phải mụn trứng cá.
Nếu tiếp xúc với môi trường nóng ẩm, bụi bẩn trong thời gian dài mà không chăm sóc hay làm sạch đúng cách sẽ tạo điều kiện cho mụn trứng cá phát triển. Thậm chí, những vết xước nhỏ trên da mà bạn ít khi để ý đến khi không được vệ sinh kỹ lưỡng cũng có thể trở thành “cửa ngõ” để vi khuẩn xâm nhập, khiến mụn viêm hình thành.
➤ Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Gel chấm giảm mụn Dr.PONG 28H Whitening Drone Acne Clear Spot 10g
Mụn đinh râu là một dạng mụn nhọt độc, thường do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Staphylococcus Aureus hoặc một số loại vi khuẩn, nấm khác gây ra.
Các dấu hiệu ban đầu của mụn đinh râu là sưng đỏ, sau đó to lên thành nốt mụn lớn, có mủ và đầu đen giống như đầu đinh. Loại mụn này thường mọc ở những vùng nhiều mạch máu và các dây thần kinh vì vậy nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách, mụn đinh râu có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, gây sẹo vĩnh viễn. Nghiêm trọng hơn nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ đe dọa đến tính mạng.
Mụn đinh râu xuất hiện chủ yếu do nhiễm trùng da, thường xảy ra khi da có vết thương bị hở từ nặn mụn, các vết cào xước, cạo râu hoặc do xăm hình. Ngoài ra, hệ miễn dịch suy yếu cũng khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, nếu dùng chung các đồ cá nhân như khăn tắm, quần áo với người khác cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây mụn. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường và những người có hàng rào bảo vệ da kém sẽ dễ bị mụn đinh râu hơn những người khác vì hệ miễn dịch và khả năng phục hồi của da của họ bị suy yếu.
Với loại mụn này, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ, hạn chế tác động hay sờ lên vùng mụn. Nếu có các dấu hiệu sưng đau nghiêm trọng hay kèm theo sốt cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Mụn thịt là những nốt nhỏ trên bề mặt da nhưng không có nhân mụn. Bản chất của chúng là những u nang lành tính nhưng chứa nhiều chất sừng. Tuy không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng loại mụn này khó biến mất và không nặn được như các loại mụn khác.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn thịt là do yếu tố di truyền, khi cha mẹ từng bị mụn thịt, con cái cũng có nguy cơ cao gặp phải. Rối loạn chuyển hoá dưới da cùng việc collagen và mạch máu kẹt bên trong da cũng góp phần hình thành các nốt mụn thịt thừa trên da.
Ngoài ra, nếu các vùng da nhạy cảm, dễ tổn thương như da quanh mắt và các khu vực khác không được bảo vệ, che chắn kĩ trước các tác động của tia UV, bụi bẩn…thì cũng tạo điều kiện cho mụn thịt xuất hiện cao hơn.
Dù không nguy hiểm nhưng mụn thịt lại ảnh hưởng rất nhiều đến mặt thẩm mỹ, làm cho bề mặt làn da kém mịn màng. Để tránh loại mụn này, hãy bảo vệ da cẩn thận, duy trì thói quen chăm sóc da và sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
Mụn bọc là một dạng mụn viêm, có kích thước lớn hơn so với các loại mụn khác. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu mụn bọc xuất hiện thông qua những nốt mụn nhỏ sưng đỏ, sau đó ngày càng to dần.
Các dấu hiệu thường thấy của mụn bọc là vùng da quanh mụn bị ửng đỏ, nóng rát và ngứa. Bên trong mụn thường chứa mủ, kết cấu của mụn bọc khá mỏng manh nên dễ bị vỡ. Đôi khi mụn bọc còn có thể tự chảy dịch ra ngoài mà chưa cần bạn nặn chúng, điều này càng dễ tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn sang những vùng da khác.
Mụn bọc có thể nói là một trong những loại mụn khó chịu mất vì chúng gây, đau rát và dễ lây lan cho người bị mụn. Khi các bộ phận bài tiết như gan, thận… trên cơ thể gặp vấn đề, cơ thể sẽ tăng cường hoạt động đào thải thông qua các tuyến bã nhờn trên da, khiến vi khuẩn dễ tích tụ và hình thành mụn bọc hơn.
Đối với loại mụn này, Dr.PONG khuyên bạn nên chăm sóc da thật kỹ và thải độc bên trong cơ thể. Ngoài ra, hãy tạo các thói quen sống lành mạnh và tránh chạm tay lên để hạn chế tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Với những thông tin về các loại mụn mà Dr.PONG cung cấp, hy vọng bạn đã hiểu thêm và nhận biết được nguyên nhân gây ra chúng. Từ đó, rút ra được chu trình chăm sóc da của riêng mình, và Dr.PONG sẽ rất vui nếu được đồng hành cùng bạn trên con đường này.